Giới thiệu & Sứ mệnh
Chúng tôi là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Zo Medical ( Obagi Việt Nam), địa chỉ trụ sở chính tại Số 460 Cao Thắng Nối Dài, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
Bằng khát vong tiên phong cùng chiến lược phát triển bền vững, hướng tới con người và vì con người, bằng cam kết sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu, vì sự phồn vinh xã hội và giá trị nhân văn. Obagi Việt Nam phấn đấu trở thành Thương Hiệu Spa chăm sóc da, trị liệu da Việt Nam
Khi quý nhà cung cấp đồng ý mua sản phẩm tại website obagi.vn của chúng tôi có nghĩa là quý khách đồng ý với các điều khoản này.
Xin vui lòng đọc kỹ trước khi quyết định bán hàng trên website chúng tôi:
Bên A: Công ty Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Zo Medical (Obagi Việt Nam)
Bên B: Khách hàng
Đơn đặt hàng: là Khách hàng lựa chọn thực hiện các thao tác để đặt hàng hóa của bên A qua thanh công cụ mua hàng
Hàng hóa: là sản phẩm/dịch vụ của bên A đăng bán trên Web
Thông tin hàng hóa và nội dung: bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau: tên, tính năng, chất lượng, số lượng, xuất xứ, giá bán, thông số kỹ thuật, bảo hành, vận chuyển, hủy/đổi/trả lại và các thông tin nội dung khác liên quan đến mỗi hàng hóa.
Thông tin pháp lý: bao gồm nhưng không giới hạn tên, địa chỉ, người đại diện thông tin về các loại giấy phép theo quy định của pháp luật và các thông tin khác của bên B.
COD: là số tiền hàng còn lại sau khi trừ % phí hoa hồng của bên A, hay tiền thu hộ hay còn gọi là tiền COD.
Bên vận chuyển: là nhân viên giao nhận của bên A để chuyển hàng hóa cho khách hàng.
- Bên bán:
Nghĩa vụ của bên bán
Nghĩa vụ giao hàng: Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Bên bán phải giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Chất lượng của hàng hóa có thể được thỏa thuận hoặc xác định theo nhiều cách khác nhau: theo mẫu, theo mô phỏng, trên cơ sở tiêu chuẩn hóa, theo giám định,… Hàng hóa phải đảm bảo không có các khuyết tật có thể nhìn thấy được khi bàn giao (khuyết tật bên ngoài) và cả những khuyết tật không thể nhìn thấy ngay được mà chỉ có thể phát hiện trong quá trình sử dụng (khuyết tật ẩn giấu bên trong).
Giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng: Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền hoặc chấp nhận số lượng ít hơn đó, hoặc yêu cầu bàn giao nốt phần còn lại (có thể kèm theo yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại), hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng (có thể kèm theo đòi bồi thường thiệt hại). Việc bên mua tiếp nhận tài sản với số lượng ít hơn mà không có ý kiến khiếu nại gì thì được coi là đã chấp nhận việc sửa đổi số lượng hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp bên bán giao hàng với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Nếu bên bán nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận.
Giao chứng từ kèm theo hàng hóa.
Theo LTM 2005, trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (như chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vận đơn,…) cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 42LTM 2005, trong trường hợp bên bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trước thời hạn thỏa thuận, nếu có thiếu sót về chứng từ liên quan, bên bán có thể khắc phục những thiếu sót của những chứng từ này trong thời hạn còn lại; khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót của của các chứng từ này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm:
Các bên thường thỏa thuận về thời điểm giao hàng trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Nếu các bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêu thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho bên mua. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì theo quy định tại Điều 37 LTM 2005, bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng:
Để ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng và tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là một yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa trong thương mai, và đây là một điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua thực hiện việc kiểm tra của mình. Bên mua phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trong một thời gian nhắn mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận thì đến thời hạn giao hàng, bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Khi kiếm tra nếu bên mua phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì phải thông báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo này thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ khi những khiếm khuyết đó không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên mua.
Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.
Bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; và phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba. Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
Theo tính chất của việc chuyển giao hàng hóa:
Thông thường, đối với hàng hóa khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
+ Đối với những hàng hóa khi giao nhận không được dịch chuyển về mặt cơ học (hàng hóa gắn liền với đất đai), việc giao nhận hàng hóa được thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa.
+ Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.
+ Trong trường hợp hàng hóa không dịch chuyển về mặt cơ học khi giao dịch và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyển giao cho bên mua tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Theo phương thức mua bán:
+ Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức mua sau khi sử dụng thử thì trong thời gian sử dụng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Nhưng trong thời gian này, quyền sở hữu của bên bán bị hạn chế (không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa) khi bên mua chưa trả lời.
+ Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức trả chậm thì bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ khi có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ cơ bản của bên mua:
a)Nghĩa vụ nhận hàng:
Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để bên bán giao hàng, tùy từng trường hợp cụ thể công việc hợp lý đó có thể là: hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng dẫn về phương thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hóa,… Cần lưu ý rằng việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc bên mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao. Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã được giao, nếu đó là những khiếm khuyết không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường; và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên mua.
Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo hợp đồng mà bên mua không tiếp nhận hàng thì coi như đã vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định của BLDS, trong trường hợp này, bên bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể và với chi phí hợp lý để lưu giữ, bảo quản hàng hòa, và có quyền yêu cầu bên mua chi trả cho chi phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hóa và trả tiền cho bên mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa đó sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa.
b) Nghĩa vụ thanh toán tiền:
Đây là nghĩa vụ quan trọng của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng được các bên thỏa thuận thông thường bao gồm những nội dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm thanh toán, trình tự và thủ tục thanh toán.